Façade chuyển động – sức sống cuộn trào qua những mặt dựng
Kinetic façade (façade động học) là dạng mặt dựng có khả năng tự chuyển động một phần mà không làm ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của kết cấu tổng thể. Sự thay đổi trên bề mặt façade là kết quả của sự tương tác giữa lớp bao che với điều kiện ánh sáng, đối lưu, năng lượng hay thậm chí thông tin công trình.
Bên cạnh hiệu ứng thẩm mỹ từ sự chuyển động không ngừng, mặt dựng động học còn giúp điều tiết lượng bức xạ mặt trời, lưu thông không khí, cải thiện vi khí hậu trong không gian nội thất. Ngày nay, những tiến bộ về vật liệu và kỹ nghệ công trình còn cho phép lập trình các chuyển động của hệ façade nhằm thích nghi với yếu tố thời gian, môi trường ngoại cảnh.
Cùng BM Windows không ngừng cập nhật những xu hướng façade ấn tượng nhé!
1. Chuyển động dựa theo ánh sáng mặt trời
Hệ mặt dựng FLARE (được thiết kế bởi WHITEvoid – studio thiết kế của Đức) với từng tấm thép không gỉ linh động thay đổi góc quay qua hệ thống pit tông khí nén tự động, giúp hạn chế sức nóng của ánh sáng mặt trời.
Nguồn hình: WHITEvoid
Hệ mặt dựng FLARE (được thiết kế bởi WHITEvoid – studio thiết kế của Đức) với từng tấm thép không gỉ linh động thay đổi góc quay qua hệ thống pit tông khí nén tự động, giúp hạn chế sức nóng của ánh sáng mặt trời.
Nguồn hình: WHITEvoid
Toà tháp đôi The Al Bahr có hệ lam che được tạo từ các module có thể đóng mở như những chiếc dù. Được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính, hệ lam che động lực học cảm ứng theo sơ đồ biểu kiến mặt trời trong ngày để tự điều chỉnh hình dạng, giúp tối ưu hoá bóng râm và ánh sáng vào trong nội thất.
Nguồn hình: ArchDaily
Nguồn hình: ArchDaily
2. Chuyển động dựa vào sức gió
Toà nhà Debenhams nằm trên phố Oxford Street với lớp vỏ bao che mặt tiền làm từ 185,000 tấm nhôm có thể chuyển động độc lập theo luồng gió mang đến hiệu ứng gợn sóng trên bề mặt công trình, đồng thời bảo vệ tòa nhà khỏi nước mưa.
Nguồn hình: Building UK
Toà nhà Debenhams nằm trên phố Oxford Street với lớp vỏ bao che mặt tiền làm từ 185,000 tấm nhôm có thể chuyển động độc lập theo luồng gió mang đến hiệu ứng gợn sóng trên bề mặt công trình, đồng thời bảo vệ tòa nhà khỏi nước mưa.
Nguồn hình: Building UK
Khối đế của tòa nhà Marina Bay Sands ở Singapore được bao che một phần bởi hệ lam động lực học, tạo ra hiệu ứng những đợt sóng bạc lấp lánh không ngừng nối tiếp, lan tỏa theo chiều gió.
Nguồn hình: Nedkahn
Nguồn hình: Nedkahn
tin tức liên quan